Chiều 26.8, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Đại sứ quán Đức, Văn phòng GIZ – TVET tổ chức hội thảo trực tuyến “Giáo dục nghề nghiệp ứng phó với dịch COVID -19: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
Dịch COVID-19 “tàn phá”, buộc phải đổi mới Giáo dục 
Hội thảo trực tuyến về đổi mới giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình.
Hội thảo Đối tác phát triển trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam là diễn đàn thường niên được Tổng cục phối hợp với ĐSQ Đức tổ chức nhằm chia sẻ, cập nhật thông tin về thực trạng, ưu tiên, định hướng phát triển GDNN tại Việt Nam với các đối tác phát triển về lĩnh vực GDNN Việt Nam, chủ đề của mỗi Hội thảo sẽ được lựa chọn theo những nội dung ưu tiên của lĩnh vực GDNN tại từng thời điểm.
Tổng cục trưởng Tổng cục GDNNN cũng nói thêm, trong bối cảnh Việt Nam chưa kiểm soát được dịch bệnh và không thể dự báo được thời gian các cơ sở GDNN trở lại hoạt động bình thường. Trong năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh, cơ sở GDNN và đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để có thể thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp trong bối cảnh thế giới việc làm đang thay đổi cũng như hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp khó khăn, phải thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất.
Tổng cục GDNN cũng ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn các Sở LĐTBXH, cơ sở GDNN tổ chức các hoạt động; hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở GDNN trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo theo hình thức trực tuyến.
Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến, bà Ewa Filipiak, Giám đốc Hợp tác quốc tế (Hiệp hội các trường cao đẳng công lập Australia) cho biết: Dịch COVID-19 cũng khiến việc học nghề tại Australia phải chia từng nhóm ngành nghề học trực tuyến kết hợp trực tiếp. Rất nhiều giảng viên chưa có kinh nghiệm trước đây về giảng dạy trực tuyến hoặc kết hợp, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại. Do đó, để cải thiện chất lượng học nghề trong giai đoạn này thì nâng cao năng lực cho giảng viên về giảng dạy trực tuyến.
Tuy nhiên, đối với một hệ thống GDNN còn nhiều bất cập, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới thực tại và tương lai việc làm và việc bắt buộc phải chuyển đổi phương thức đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến chắc chắn sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
“Do đó, những thông tin, bài học kinh nghiệm từ hội thảo này sẽ giúp đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam bổ sung, hoàn thiện chính sách và giải pháp ứng phó nhằm khắc phục các khó khăn mà hệ thống GDNN Việt Nam đang gặp phải hiện nay và trong thời gian tới. Có thể nhận thấy chuyển đổi số là tất yếu. Dịch COVID-19 nhìn ở chiều ngược lại đang thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Rõ ràng phải có đề án chuyển đổi số và kế hoạch tổng thể hơn và hoàn thiện cơ bản. Tuy nhiên, đề án này sẽ lấy ý kiến chuyên gia và chính các trường, nhà giáo góp ý trước khi triển khai nhân rộng”, ông Trương Anh Dũng cho biết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thông báo nghỉ lễ 30/04 và 01/05
Thông báo vị trí việc làm trống tháng 4/2025
Khi tấm bằng đại học không còn là ‘đảm bảo’ cho việc làm
Chi tiết về số lượng cán bộ cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp
CÔNG TY TNHH MTV XNK CÔNG NGHỆ ĐỨC VY – Tuyển LĐ kỹ thuật
CÔNG TY TNHH SX THƯƠNG MẠI THỰC PHẨM KHAI PHÁT – TUYỂN LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH AN – TB TUYỂN LAO ĐỘNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO BẮC VIỆT – TUYỂN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT