Xuất khẩu lao động – Hướng đi mới cho NLĐ thất nghiệp do dịch COVID 19

Đợt bùng phát dịch nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch COVID-19 vào cuối tháng 4 vừa qua làm cho tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm quý 2 năm nay tăng mạnh. Tỉ lệ thất nghiệp trong nước do dịch Covid-19 tăng cao nên rất nhiều người lao động đã lựa chọn Xuất khẩu lao động là hướng đi mới. Để phân tích rõ hơn về  Xuất khẩu lao động – Hướng đi mới cho NLĐ thất nghiệp do dịch COVID 19 bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

Tình hình dịch bệnh COVID 19 và tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam

Tình hình dịch COVID 19 tại Việt Nam

Theo Bản tin của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 301.957 ca nhiễm, đứng thứ 73/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.071 ca nhiễm).

 Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):  Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 297.920 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tỉ lệ thất nghiệp do dịch COVID 19 tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, đưa ra trong cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022.Trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022, thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4, tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức tăng lên.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 2 là 51,1 triệu người, tăng 44.700 người so với quý trước, tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa có dịch bệnh, lực lượng lao động thấp hơn 304.000 người.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, số người có việc làm trong quý 2 năm nay là 49,9 triệu người, giảm 65.000 người so với quý trước, tăng 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi số lao động thiếu việc làm được ghi nhận là 1,1 triệu người, tăng 173.500 người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,6%, tăng 0,38% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng lưu ý, số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý 2 năm nay là 389,8 ngàn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp.

Thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 đạt 6,1 triệu đồng/tháng, giảm 226.000 đồng/tháng so với quý trước và tăng 547.000 đồng/tháng so với cùng kỳ năm 2022.

Xét theo giới tính, thu nhập bình quân tháng của lao động nam đạt 7,1 triệu đồng/tháng, trong khi lao động nữ đạt khoảng 4,9 triệu đồng/tháng. Lao động tại khu vực thành thị có thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng, trong khi khu vực nông thôn chỉ đạt 5,3 triệu đồng/tháng.

Tình hình dịch bệnh COVID 19 và XKLĐ khả quan tại Nhật Bản

Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản cho thấy tính tới ngày 10/8/2021, có 60,5 triệu trong tổng số khoảng 124 triệu người dân ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó có gần 45,2 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai. Để nâng cao khả năng miễn dịch cho người dân, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ bắt đầu tiêm mũi thứ ba từ năm 2022. Đồng thời với những biện pháp cứng rắn của chính phủ và sự kêu gọi người dân thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn diệt khuẩn, Nhật Bản đã phần nào giảm bớt được dịch bệnh COVID 19. Nhờ đó, Nhật Bản đang từng bước tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế.
Tình hình Xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu năm 2022.


Nhật Bản được biết đến là thị trường có chế độ đãi ngộ cho người lao động tốt, mức lương tương đối cao và ổn định. Vì thế, số lượng lớn NLĐ đã chọn Nhật Bản là nơi làm việc. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 34.912 lao động (13.528 lao động nữ). Dẫn đầu về số lượng người xuất khẩu lao động là Nhật Bản với 18.355 lao động, tiếp sau đó là Đài Loan: 15.055 lao động…

Theo: https://laodongnhatban.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.